Cuộc sống càng hiện đại càng khiến chúng ta quên đi những giá trị đích thực trong đời sống, cũng vì những thói quen tưởng chừng như vô hại lại khiến sức khỏe “chết dần chết mòn”. Hãy “thức tỉnh” trước khi quá muộn!
1. Bỏ Bữa Sáng
Nhiều người có suy nghĩ rằng, bữa sáng cũng là một bữa phụ, không ăn cũng không sao. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì nó giúp cung cấp năng lượng đã bị tiêu hao từ tối hôm trước và cung cấp thêm năng lượng để bắt đầu một ngày mới hiệu quả.
Việc bỏ bữa sáng sẽ khiến bạn:
Mất cân bằng cơ thể, hiệu suất làm việc giảm
Thức ăn, đặc biệt là thức ăn dạng tinh bột là thành phần chính để cung cấp đường (năng lượng) cho cơ thể. Tuy nhiên nếu nhịn ăn thì sẽ không đủ đường, khiến giảm trương lực mạch máu, lượng đường trong máu giảm gây ra tình trạng tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, tay chân run rẩy…
Hơn nữa khi bụng đói, dạ dày co bóp nhiều khiến hệ thần kinh chú ý vào dạ dày nhiều hơn, điều này làm bạn mất tập trung để có thể làm việc. Bên cạnh đó việc tụt huyết áp, tay chân run rẩy… khi đói cũng khiến chúng ta không thể làm việc được gây giảm hiệu suất công việc.
Béo phì
Nhiều người tưởng rằng việc nhịn ăn có thể giảm cân, họ sẽ bỏ bất cứ bữa ăn nào trong ngày. Tuy nhiên nếu bỏ bữa sáng không những không làm bạn giảm được cân nặng mà còn dễ béo phì hơn.
Nguyên nhân chính là việc để cơ thể rơi vào tình trạng đói, nó sẽ có xu hướng hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn trong bữa ăn tiếp theo và do đó kích thích bạn ăn nhiều hơn. Việc ăn nhiều hơn nhưng cơ thể không kịp tiêu hóa sẽ gây ra tình trạng nhiệt lượng cơ thể tăng, mỡ tích tụ nhiều hơn… Đó chính là nguyên nhân dẫn đến béo phì.
Lão hóa
Khi không ăn sáng, dẫn đến việc thiếu đường và protein để cơ thể hoạt động, buộc nó phải lấy đường và protein dự trữ từ bên trong khiến cho da dễ bị khô hơn bình thường, mất đi độ đàn hồi sáng bóng vốn có… Vì vậy đây chính là nguyên nhân khiến hình thành nếp nhăn ở da mặt, ở đuôi mắt…
Bệnh về dạ dày
Dịch vị của dạ dày có tính axit cực mạnh để có thể tiêu hóa thức ăn và sẽ được lặp đi lặp lại đều đặn. Tuy nhiên nếu bỏ bữa sáng khiến dạ dày không có gì để nhào trộn mặc dù nó vẫn tiết axit vì vậy có thể dẫn đến loét dạ dày.
Việc bỏ bữa, chỉ đến khi quá đói mới ăn cũng khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn khiến nhu động cũng tăng lên mạnh, gây ra đau bụng ở một số bệnh nhân loét dạ dày.
2. Thức Khuya
Thức khuya là một thói quen mà hầu hết chúng ta đều có nhưng thật sự rất khó bỏ. Vì đối với một số người, thức khuya sẽ giúp họ có được không gian yên tĩnh để tập trung hơn. Hay với một số người thường hay thức khuya chỉ để xem điện thoại… Việc này thực sự ảnh hưởng không những đến tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta chẳng hạn như:
Làm giảm thị giác
Thời gian ban đêm chính là thời gian để các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi trong đó có đôi mắt vì nó đã làm việc suốt cả ngày dài. Việc chúng ta thức quá khuya đã “cắt xén” bớt đi phần thời gian nghỉ ngơi của đôi mắt buộc mắt phải điều tiết nhiều hơn để thấy rõ với ánh sáng từ máy tính, điện thoại.
Hơn nữa ánh sáng xanh từ điện thoại hay máy tính vô cùng có hại cho mắt khiến mắt giảm thị thực, dần dần sẽ gây cận thị, loạn thị, khô mắt, mỏi mắt thường xuyên…
Suy giảm trí nhớ
Não cũng cần nghỉ ngơi đủ giấc để có thể ghi nhớ lại toàn bộ thông tin trong ngày, nhưng việc thức khuya khiến não phải làm việc “tăng ca” và phải ghi nhớ thêm một khoản thời gian nữa mới được nghỉ ngơi. Vì thiếu thời gian ngủ nên não không đủ thời gian để ghi nhớ, do đó sẽ xuất hiện tình trạng suy giảm trí nhớ.
Tỷ lệ suy giảm trí nhớ đối với người thường xuyên thức khuya cao gấp 5 lần so với người bình thường. Vì vậy để giảm tình trạng suy giảm trí nhớ hãy để cho não nghỉ ngơi đủ 8 tiếng.
Dễ lão hóa hơn
Buổi tối là thời gian các tế bào da được hình thành và tái tạo nhanh hơn so với thời gian ban ngày. Nhưng khi chúng ta thức khuya, sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại khiến da tiếp xúc với ánh sáng xanh. Tia sáng này có ảnh hưởng đến da, khiến da không thể điều tiết ảnh hưởng đến lớp biểu bì của da, khiến da dễ lão hóa, khô sạm, xỉn màu, nhiều nếp nhăn.
Việc ngủ đủ giấc chính là “phương thuốc” để có làn da tươi trẻ, đàn hồi.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ
Giáo sư Francesco Cappuccio từ Trường Đại học Warwick Medical cho biết việc chúng ta thức khuya hay ngủ ít hơn 6 tiếng vào buổi tối và ngủ không ngon giấc có thể có nguy cơ chết hoặc phát triển bệnh tim đến 48% và 15% với bệnh đột quỵ não. Một nghiên cứu khác cho rằng thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp 4,5 lần so với người ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
Việc thức khuya chính là “quả bom hẹn giờ” chỉ chờ kích hoạt khi đến một thời điểm nào đó. Do đó hãy ngừng việc thức khuya mỗi tối, hãy tạo cho mình thói quen ngủ sớm nhằm tránh được những nguy hiểm tiềm ẩn không đáng có.
Suy yếu hệ miễn dịch
Thời gian khi ngủ (từ 12h đêm đến 4h sáng) chính là “khung giờ vàng” để các hormon duy trì hệ miễn dịch cơ thể hoạt động tốt nhất. Nhưng khi thức khuya những luồng hormon này hay luồng di chuyển của các tế bào máu trắng sẽ bị gián đoạn. Việc gián đoạn này ảnh hưởng đến cơ chế phòng vệ của cơ thể khi bị virus xâm nhập.
Vì vậy những người thức khuya sẽ dễ mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng… hơn người được ngủ đủ giấc.
3. Lười vận động
Việc lười vận động thường gặp ở hầu hết những người làm văn phòng, người làm công việc nghiên cứu sẽ không có thời gian vận động. Thậm chí họ cũng không có thời gian tìm hiểu tác hại của việc lười vận động này ra sao. Vậy tác hại của việc lười vận động là gì?
Tăng nguy cơ béo phì
Việc vận động chính là làm tiêu hao năng lượng mà cơ thể không sử dụng hết. Nếu không được vận động thì phần năng lượng này sẽ chuyển thành mỡ dự trữ để tiếp tục sử dụng cho những lần khác khi cần thiết.
Do đó việc chúng ta không vận động, mà thức ăn thì nạp vào liên tục khiến lượng mỡ tích tụ ngày càng nhiều. Do đó béo phì, thừa cân là điều dễ hiểu.
Tăng nguy cơ đau khớp, loãng xương
Vận động hay tập thể dục chính là tạo sự thúc đẩy lắng đọng muối khoáng, thức đẩy tạo collagen calcitonin – hormon ức chế loãng xương. Không vận động khiến mất khoáng chất trong xương, làm xương suy yếu hoặc các khớp khô gây đau khớp, hay khó khăn khi di chuyển sau khi ngồi quá lâu.
Tăng nguy cơ trầm cảm
Tập thể dục hay vận động giúp sản sinh endorphin – tạo cảm giác hạnh phúc giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp chúng ta yêu đời hơn. Một nghiên cứu ở Úc chỉ ra rằng những người ngồi nhiều và lâu trong một thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với những người vận động và tập thể dục thường xuyên.
4. Uống ít nước
Nước không chỉ để đáp ứng nhu cầu khát của cơ thể mà còn giúp cơ thể phòng chống được bệnh tật, giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Nhưng một số người vẫn không nghĩ chuyện này quan trọng và họ chỉ uống khi thật sự khát. Vậy điều này ảnh hưởng thế nào đến cơ thể:
Da dẻ khô nứt, giảm độ đàn hồi
Nước là một thành phần không thể thiếu để giúp da luôn luôn căng mịn, có độ đàn hồi. Bởi vì nước giúp cho máu lưu thông nhanh hơn giúp da được cung cấp nhiều oxy và dinh dưỡng hơn. Nếu thiếu nước da không có đủ oxy và dinh dưỡng khiến da nhợt nhạt, dễ bị khô tróc, mất độ đàn hồi cũng như không có khả năng khôi phục và tái tạo tế bào. Từ đó gây ra tình trạng lão hóa nhiều nếp nhăn hơn.
Hơi thở hôi
Nước bọt/enzyme trong khoang miệng giúp ngăn ngừa vi khuẩn và cũng là chất khử trùng tự nhiên. Việc thiếu nước khiến cơ thể không có đủ dịch để tạo enzyme vì vậy khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây hôi miệng.
Cholesterol tăng cao
Nồng độ lipid (chất béo) trong máu tăng cao và khi thiếu nước các lipid này sẽ bị lắng đọng trên thành mạch máu gây tắc nghẽn và cản trở máu di chuyển đến các tế bào trên cơ thể, đặc biệt là não và tim. Do đó có thể dễ gây ra nguy cơ nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, đột quỵ…
Mệt mỏi và đau đầu
Thiếu nước khiến máu lưu thông chậm, do đó không thể cung cấp đủ oxy cho tế bào gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài. Đặc biệt khi thiếu nước các mô não co lại sẽ gây ra các cơn đau đầu và tình trạng không đủ oxy lên não do thiếu nước sẽ khiến các cơn đau đầu dai dẳng hơn.
Tuy nhiên không phải uống càng nhiều nước càng tốt. Điều lưu ý ở đây là chúng ta nên uống nhiều hơn mức cần thiết của cơ thể nhưng không quá nhiều hơn mức cho phép và chọn nguồn nước tốt. Vì uống quá nhiều nước sẽ làm cơ thể bị ngộ độc nước do gan và thận phải làm việc quá tải để đào thải nước dư ra ngoài. Còn uống nước tốt sẽ không những giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa được bệnh tật mà còn hỗ trợ điều trị một số bệnh, ngăn ngừa được lão hóa rất tốt.
Và nước ion kiềm là một trong những lựa chọn tốt nhất vì đây là một loại nước cực kỳ quý bởi vì:
- Nước ion kiềm có chứa tính kiềm tự nhiên như rau xanh, có thể trung hòa axit dư thừa trong cơ thể. Phòng ngừa bệnh trào ngược axit, đau dạ dày, đồng thời giúp ngăn ngừa các tế bào bệnh tật phát triển, tạo môi trường kiềm cho các tế bào khỏe mạnh tăng trưởng tốt hơn.
- Nước ion kiềm giàu hydrogen có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, từ đó giúp ngăn ngừa lão hóa, tăng tuổi thọ, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn.
- Nước ion kiềm rất giàu vi khoáng tự nhiên như Ca, Ka, Na… giúp tăng cường và hỗ trợ trao đổi chất, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Nước ion kiềm có cấu trúc phân tử siêu nhỏ giúp thẩm thấu vào tế bào dễ dàng hơn. Từ đó giúp thanh lọc và giải độc cơ thể tốt hơn, ngừa được nhiều bệnh tật, hỗ trợ gan và thận làm việc nhanh hơn.
Tìm hiểu thêm:
Nước uống điện giải, nước uống ion kiềm – Xu hướng sống khỏe thời đại 4.0
Để sử dụng thử nước ion kiềm cũng như để có thể được tư vấn rõ hơn về loại nước này, bạn có thể đến trực tiếp showroom 103 – 105 Đường số 1, Phường 26, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh nhé.
Mọi thông tin chi tiết khác, bạn có thể liên hệ qua:
CÔNG TY TNHH DOCTOR NƯỚC
- Trụ sở: 103 – 105 Đường số 1, Cư xá Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0909 258 200
- Liên hệ bảo hành – CSKH: 0909 632 328
- Email: [email protected]