Kim loại nặng trong nước sinh hoạt - Mối nguy “rình rập” và đâu là giải pháp?

Kim loại nặng trong nước sinh hoạt – Mối nguy “rình rập” và đâu là giải pháp?

Sử dụng nguồn nước sạch đạt chuẩn là nhu cầu cấp thiết với nhiều người dân. Tuy nhiên, nguồn nước tại Việt Nam đang bị ô nhiễm, đặc biệt ở một số nơi hàm lượng kim loại nặng còn cao, khiến người dân hoang mang. Vậy, làm cách nào để loại bỏ kim loại nặng, nâng cấp chất lượng nước sử dụng sạch và an toàn? Hãy cùng Dr. Nước tìm hiểu trong bài viết này.

1. Thực trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3.

Kim loại nặng hiện diện trong tự nhiên ở môi trường đất và nước. Tuy nhiên, sự phát triển của công – nông nghiệp kéo theo sự gia tăng khí thải và nước thải khiến cho hàm lượng kim loại nặng trong đất, nước đang ngày càng tăng cao.

Ô nhiễm kim loại nặng trong nước tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệp và khu dân cư lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…

Theo một nghiên cứu, ở miền bắc, khu vực sông Tô Lịch và mương Hanel có hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích cao hơn hẳn hàm lượng nền.

Cụ thể, hàm lượng đo được tại sông Tô Lịch:

  • Pb cao hơn từ 13.88 – 20.05 lần.
  • Cd cao hơn 1.7 – 4.02 lần.
  • Hg cao hơn 3.9 – 18 lần.

Đối với trầm tích mương Hanel:

  • Pb cao hơn 3.3 – 10.25 lần.
  • Hg cao hơn 1.56 – 2.24 lần.

Ở miền nam, nước ở các kênh rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Cầu Bông có hàm lượng Cd gấp 16 lần, Cr gấp 60 lần, Zn gấp 90 lần, Pb gấp 700 lần so với hàm lượng tiêu chuẩn.

Kim loại nặng trong nước sinh hoạt – Mối nguy “rình rập” và đâu là giải pháp?

2. Một số kim loại nặng thường có ở trong nước

Crom (Cr)

Hai hình thức phổ biến của crom trong nước là crom hóa trị ba (crom-3) và hexavalent chromium (crom-6).

Crom-3 là chất dinh dưỡng mà chế độ ăn uống của con người cần. Vai trò của chất này là giúp tăng cường insulin, cũng như giúp chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein. Tuy nhiên, chromium-6 là một dạng độc hại của khoáng sản. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng crom-6 có thể gây ra ung thư phổi và nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.

Hàm lượng crom cho phép:

  • Trong nước uống đóng chai: 50µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT).
  • Trong nước ngầm: 50µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).

Chì (Pb)

Chì là kim loại có độ độc tính cao đối với sức khỏe con người.

Chì có thể gây tổn thương tế bào và làm chết tế bào thần kinh, gây hủy hoại và thoái hóa dây thần kinh.

Chì còn gây ra nhiều tác hại khác như ức chế tổng hợp hồng cầu gây thiếu máu, làm tổn thương thận, tăng huyết áp, làm giảm khả năng sinh sản, gây hại cho bào thai, làm giảm hình thành xương mới…

 Hàm lượng chì cho phép:

  • Trong nước uống đóng chai: 10µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT).
  • Trong nước ngầm 10µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).
Kim loại nặng trong nước sinh hoạt – Mối nguy “rình rập” và đâu là giải pháp?

Cadimi (Cd)

Cadimi có nguồn gốc chủ yếu từ công nghiệp mạ điện, sơn, chất dẻo, phân bón, thuốc trừ sâu…

Ăn, uống phải thực phẩm có chứa lượng cadimi cao sẽ gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa canxi, làm tổn thương đường hô hấp. Nếu nhiễm độc về lâu ngày sẽ làm tổn thương chức năng hoạt động của thận, gây nên sỏi thận…

Hàm lượng cadimi cho phép:

  • Trong nước uống đóng chai: 3µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT).
  • Trong nước ngầm: 5µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).

Asen (As)

Asen được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm độc loại A. 

Việc sử dụng nguồn nước nhiễm asen sẽ gây ra rất nhiều bệnh cấp tính, mãn tính, biến đổi nhiễm sắc thể, gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ em… 

Nhiễm độc asen là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng con người.

Hàm lượng asen cho phép:

  • Trong nước uống đóng chai: 10µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT).
  • Trong nước ngầm: 50µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).
Kim loại nặng trong nước sinh hoạt – Mối nguy “rình rập” và đâu là giải pháp?

Thủy ngân (Hg)

Thủy ngân được WHO liệt kê trong mười loại hóa chất hoặc nhóm hóa chất có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe cộng đồng.

Thủy ngân gây độc cho hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Dạng muối vô cơ của thủy ngân gây ăn mòn da, mắt, đường tiêu hóa và thận.

Hàm lượng thủy ngân cho phép:

  • Trong nước uống đóng chai: 6µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT).
  • Trong nước ngầm: 1µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).

3. Tác hại của nước nhiễm kim loại nặng đối với sức khỏe

Nguồn nước sinh hoạt chứa kim loại nặng vượt quá mức cho phép sẽ là mối nguy hại cho sức khỏe người dùng.

Sử dụng nguồn nước chứa kim loại nặng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, khiến việc hấp thụ dinh dưỡng và bài tiết trở nên khó khăn hơn. Kim loại nặng có trong nước còn gây kích ứng da, sử dụng về lâu ngày sẽ gây viêm da, các bệnh về da…

Khi lượng kim loại nặng tích lũy trong cơ thể đủ lớn có thể làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể, gây nên các biến chứng như tổn thương não, rối loạn tim mạch, rối loạn chức năng hệ thần kinh, co rút các bó cơ, ảnh hưởng đến quá trình phân chia DNA, khiến thai nhi bị dị dạng… Kim loại nặng cũng là nguyên nhân gây nên các căn bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, vòm họng, dạ dày…

Kim loại nặng trong nước sinh hoạt – Mối nguy “rình rập” và đâu là giải pháp?

4. Giải pháp nào cho nguồn nước sinh hoạt nhiễm kim loại nặng?

Sử dụng than hoạt tính

Than hoạt tính là một loại vật liệu lọc nước rất phổ biến. Nguồn nước đầu vào khi đi qua lớp than này sẽ được loại bỏ vi khuẩn, một phần kim loại nặng… Tuy nhiên với nguồn nước bị ô nhiễm nặng, chỉ sử dụng than hoạt tính sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Do đó cần kết hợp thêm với nhiều vật liệu khác mới đảm bảo tạo được nguồn nước sạch đạt chuẩn.

Xây bể lọc nước thô

Phương pháp xây bể lọc nước thô sử dụng các vật liệu lọc tự nhiên như cát vàng, cát đen, thạch anh, than hoạt tính, cát mangan… Các vật liệu này được xếp thành nhiều lớp trong các bể xây bằng bê tông, bể nhựa hay thùng nhựa. Dòng nước khi đi qua các lớp vật liệu này sẽ được loại bỏ đi một phần vi sinh vật, hoặc kim loại nặng có hại…

Phương pháp xây bể lọc nước chỉ có hiệu quả với nguồn nước có mức độ ô nhiễm nhẹ. Hơn nữa, phương pháp này sẽ không phù hợp với các gia đình sống ở thành thị.

Kim loại nặng trong nước sinh hoạt – Mối nguy “rình rập” và đâu là giải pháp?

Sử dụng các thiết bị lọc nước

Các thiết bị lọc nước là giải pháp thông dụng để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, các chất độc hại và kim loại nặng ra khỏi nguồn nước. Đa phần các thiết bị lọc nước trên thị trường sử dụng các công nghệ lọc sau đây:

Công nghệ lọc nước RO

Công nghệ lọc nước RO sử dụng màng lọc có kích thước cực nhỏ từ 0.1 – 0.5 nanomet, có khả năng lọc sạch cặn bẩn, rong rêu, vi khuẩn có hại, cho ra chất lượng nước tinh khiết đạt 99%. Tuy nhiên, máy lọc nước RO không có khả năng giữ lại các khoáng chất tự nhiên tốt cho cơ thể có ở trong nước.

Kim loại nặng trong nước sinh hoạt – Mối nguy “rình rập” và đâu là giải pháp?

Công nghệ lọc nước Nano

Máy lọc nước Nano sử dụng màng lọc có kích thước lớn hơn màng lọc RO, giúp loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, vi khuẩn… ở trong nước nhưng vẫn giữ lại được lượng khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế của thiết bị lọc nước sử dụng công nghệ Nano là khá hạn chế nguồn nước đầu vào, không thể sử dụng được cho những nơi mà nguồn nước có mức độ ô nhiễm nặng.

Máy lọc nước ion kiềm

Nếu các thiết bị lọc nước khác chỉ có chức năng tạo ra nước sạch thì máy lọc nước ion kiềm còn có khả năng điện phân nước sau lọc thành nguồn nước tốt cho sức khỏe. Máy lọc nước ion kiềm có 2 bộ phận chính là lõi lọc tinh và buồng điện phân, tương ứng với 2 giai đoạn tạo nước:

  • Giai đoạn 1: Tại lõi lọc tinh, nguồn nước đầu vào khi đi qua đây sẽ được loại bỏ đi tạp chất, bụi bẩn, vi khuẩn, kim loại nặng… mang đến nước sạch đạt chuẩn mà không làm mất đi những vi khoáng tự nhiên.
  • Giai đoạn 2: Nguồn nước sau lọc sẽ được chuyển qua buồng điện phân. Tại đây, các tấm điện cực sẽ phân tách phân tử nước thành các ion H+ và OH-. Sau đó, nước được tái cấu trúc thành nhóm nước ion kiềm, chứa nhiều nhóm OH-, độ pH > 7 và nhóm nước ion axit, chứa nhiều nhóm H+, độ pH < 7.
Kim loại nặng trong nước sinh hoạt – Mối nguy “rình rập” và đâu là giải pháp?

Nước ion kiềm dùng để uống (pH ~ 8.5 – 9.5) có 4 tính chất đặc biệt sau: Tính kiềm tự nhiên như rau xanh, giúp chống oxy hóa, cấu trúc phân tử siêu nhỏ và giàu vi khoáng. Nhờ các tính chất đặc biệt này, nước ion kiềm có khả năng tăng cường sức khỏe, giúp phòng chống nhiều loại bệnh tật cho cơ thể. 

Lưu ý, vì tiêu chuẩn nguồn nước đầu vào của máy lọc nước ion kiềm cao mà nguồn nước ở Việt Nam thường không được xử lý tốt nên để sử dụng máy lọc nước ion kiềm khách hàng phải lắp thêm bộ tiền xử lý nước. 

Bộ tiền xử lý được cấu tạo từ nhiều loại lõi lọc khác nhau, giúp ngăn cản tạp chất, trầm tích, clo tồn dư, kim loại nặng, vi khuẩn… ra khỏi nguồn nước. Nước cấp đầu vào đi qua bộ phận này sẽ được giảm bớt mức độ ô nhiễm để hạn chế gây hại cho lõi lọc, điện cực. Bộ tiền xử lý còn đảm bảo nước sau khi điện phân ra là nước sạch, an toàn để sử dụng hàng ngày.

Kim loại nặng trong nước sinh hoạt – Mối nguy “rình rập” và đâu là giải pháp?

Ở mức cho phép, một số kim loại nặng cần thiết cho quá trình trao đổi chất, tuy nhiên với hàm lượng cao có thể gây ra độc tính nguy hiểm cho con người. Trong số những phương pháp giúp loại bỏ kim loại nặng ra khỏi nước trên đây, sử dụng máy lọc nước ion kiềm được xem là phương pháp tối ưu nhất nhờ khả năng tạo ra nước sạch đạt chuẩn và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng máy lọc nước ion kiềm ngày càng nhiều hơn. Lợi dụng điều này cùng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận khách hàng về máy lọc nước ion kiềm, nhiều đơn vị kinh doanh đã cung cấp những sản phẩm kém chất lượng khiến người tiêu dùng chịu nhiều thiệt thòi. Để mua được máy lọc nước ion kiềm chính hãng, khách hàng nên chọn những trung tâm phân phối uy tín, chất lượng.

Dr. Nước là trung tâm phân phối máy lọc nước số 1 Việt Nam. Dr. Nước đã nhận được ủy quyền từ các thương hiệu máy lọc nước hàng đầu thế giới, cam kết chỉ cung cấp các sản phẩm máy lọc nước chính hãng, chất lượng.

Sản phẩm tại Dr. Nước được kiểm định chặt chẽ dựa trên các yêu cầu gắt gao để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Dr. Nước tự tin mang đến quý khách hàng các sản phẩm máy lọc nước rẻ nhất thị trường có chế độ bảo hành, bảo dưỡng đầy đủ để quý khách hàng an tâm, tin tưởng.

Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ theo:

Công ty TNHH Doctor Nước:

HOTLINE: 0909 258 200

Liên hệ bảo hành – CSKH: 0909 632 328

Showroom: 103 – 105 Đường số 1, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Email: [email protected]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *